Tranh tứ quý gỗ với những đường nét tinh tế đã mang đến cho không gian nhà gỗ Bắc Bộ một vẻ đẹp sang trọng, thanh tao. Bức tranh không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về phong thủy. Để hiểu hơn về bức tranh này, cũng như khám phá ý nghĩa phong thủy của chúng, mời quý vị theo dõi bài viết sau đây.
Video về nhà gỗ lim 3 gian đẹp tại Hưng Yên
Tranh tứ quý là gì?
Tranh tứ quý gỗ được tạo ra từ gỗ, gồm bốn bức tranh, mỗi bức là hình ảnh của một loại cây hoặc một loài hoa quý tượng trưng cho bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu và đông. Đây là một hình thức nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam ta.
Ý nghĩa phong thủy của tranh tứ quý gỗ
Bộ tranh tứ quý trong phong thủy là biểu hiện của sự may mắn, phú quý và sung túc. Vậy nên, khi treo tranh hoặc chạm khắc họa tiết tranh tứ quý trong nhà gỗ sẽ giúp mang lại sự may mắn, vượng khí và sức khỏe tốt cho gia chủ.
Trong bộ tranh gồm 4 bức tranh riêng biệt đại diện cho 4 mùa trong năm là: mùa xuân, hạ, thu và đông. Cụ thể ý nghĩa của từng loài cây, loài hoa phổ biến được dùng để chạm khắc trong bộ tranh tứ quý như sau:
Ý nghĩa hoa mai
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, mai còn là loài hoa quý thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp của con người.
Ý nghĩa cây tùng
Cây tùng trong bộ tranh tứ quý gỗ là loài cây đại diện cho mùa đông. Đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể sinh trường lớn lên và phát triển trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do đó, cây tùng còn được xem là biểu tượng của những người chính nhân quân tử với sự gan góc, dũng cảm, khí chất kiên cường luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Ngoài ra, trong phong thủy, cây tùng còn là một loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, vĩnh cửu, đồng thời nó còn có thể xua đuổi tà ma để mang lại bình yên cho gia chủ và người thân.
Ý nghĩa cây trúc
Cây trúc trong bộ tranh tứ quý là loài cây đại diện cho mùa hạ. Loài cây này chính là biểu tượng lớn nhất cho sự trường thọ cùng ý chí kiên cường vượt qua mọi thử thách chông gai. Đặc biệt, trong phong thủy thì cây trúc còn là loài cây biểu tượng cho tài lộc.
Ý nghĩa hoa cúc
Hoa cúc là loài hoa đại diện cho mùa thu trong bộ tranh tứ quý, mang ý nghĩa về niềm vui, sự hân hoan. Những đóa hoa cúc vàng như ánh nắng mặt trời trong những ngày thu se lạnh, tạo cho con người ta cảm giác ấm cúng và gần gũi. Không chỉ vậy, loài hoa này còn được xem là loài hoa quân tử, lá héo không rụng khỏi cành, hoa héo không lìa thân, thể hiện lòng trung thành, kiên nhẫn và quyết tâm trong việc theo đuổi lý tưởng.
Vị trí đục chạm tranh tứ quý gỗ trong nhà gỗ cổ truyền
Với những ý nghĩa tốt đẹp kể trên, bộ tranh tứ quý gỗ được ứng dụng rộng rãi, không chỉ là bức tranh treo tường, mà nó còn trở thành mẫu hoa văn được chạm khắc trên các cấu kiện nhà gỗ cổ truyền. Một số vị trí thường được đục chạm tranh tứ quý như:
Cấu kiện kẻ hiên nhà gỗ
Cấu kiện kẻ hiên là vị trí đục chạm bức tranh tứ quý phổ biến nhất. Trên cấu kiện này, các nghệ nhân thường đục chạm họa tiết hóa rồng uốn lượn ôm lấy các cành Tùng – Cúc – Trúc – Mai, góp phần thể hiện sự uy nghi, sang trọng và đẳng cấp của ngôi nhà gỗ.
Cửa bức bàn
Cửa bức bàn cũng là một cấu kiện nhà gỗ thường được đục chạm hoa văn tứ quý. Bức tranh tứ quý trên các cánh cửa bức bàn được nghệ nhân chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ để tạo ra những đường nét mềm mại, sinh động góp phần tăng giá trị thẩm mỹ của căn nhà gỗ. Bên cạnh đó, bức tranh tứ quý khi được chạm khắc ở vị trí này còn thể hiện mong muốn về sự bình an, sung túc và trường thọ của gia chủ.
Cấu kiện bẩy cò nhà gỗ
Bức tranh tứ quý trên cấu kiện bẩy cò nhà gỗ góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho căn nhà gỗ cổ truyền. Đồng thời, mang lại nhiều ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình.
>Xem thêm: Tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ truyền thống
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tranh tứ quý gỗ và ý nghĩa phong thủy của bộ tranh này. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ hữu ích đối với quý vị. Nếu quý vị đang quan tâm và muốn tìm đơn vị thiết kế nhà gỗ cổ truyền 3 gian hay 5 gian thì hãy gọi ngay đến đường dây nóng qua số: 0936 247 222. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Kiến Trúc Phúc Lộc luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách một chu đáo và nhanh chóng nhất.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thông tin về nội thất nhà thờ