Trong số các nghi lễ để làm nhà gỗ truyền thống, thì không thể không nhắc đến nghi lễ phạt mộc. Đây là một trong những nghi lễ bắt đầu cho việc chuẩn bị gia công nhà gỗ tại xưởng. Mục đích của nghi lễ này chính là cầu mong mọi điều suôn sẻ, thuận lợi trong quá trình làm nhà.
Giới thiệu về lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền
Nghi lễ phạt mộc hay còn được biết đến là lễ khởi công nhà gỗ. Đây là nghi lễ bắt buộc để chuẩn bị bắt đầu thực hiện gia công nhà gỗ. Vào ngày phạt mộc, cả xưởng thi công sẽ bắt đầu chuẩn bị nghi lễ cúng bái và làm mâm cỗ. Thắp hương lên tổ nghề cầu mong mọi sự suôn sẻ, may mắn đến cho đơn vị thi công. Tránh gặp những tai ương và điềm không lành trong quá trình làm nhà gỗ
Phạt mộc là bước đánh dấu quá trình làm nhà gỗ được bắt đầu. Sau lễ này thì quá trình làm nhà gỗ sẽ trải qua nhiều giai đoạn cho đến khi hoàn chỉnh.
Những điều cần chuẩn bị khi làm nghi lễ phạt mộc
Để quá trình phạt mộc được diễn ra theo đúng kế hoạch. Thì chúng ta cần chú ý những điều sau đây.
- Về ngày giờ phạt mộc, sẽ được gia chủ xem trực tiếp dựa trên mệnh của gia chủ. Đây sẽ là những ngày, giờ đẹp, hợp phong thủy.
- Về đồ cúng của lễ phạt mộc sẽ bao gồm: xôi gà, rượu nước, gạo muối, bình hoa, trầu cau, mâm ngũ quả, đèn, nến, hương
- Người tham gia nghi lễ phạt mộc bao gồm: chủ đơn vị thi công, chủ nhà, thợ cả, cùng đội ngũ thợ làm nhà gỗ.
Quá trình diễn ra của nghi lễ phạt mộc
- Lễ phạt mộc được diễn ra tại xưởng nhà gỗ, nơi trực tiếp gia công các cấu kiện của công trình. Sau khi đồ cúng lễ được chuẩn bị xong thì cả gia chủ và xưởng thi công đều phải làm lễ cúng bái báo cáo với thần linh và ông tổ nghề mộc. Với ước muốn phù hộ quá trình thi công căn nhà được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất.
- Khi đã làm xong phần lễ, thì chuyển sang nghi thức tiếp theo đó là người thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào tấm gỗ để xây nhà hoặc cột nóc của ngôi nhà. Hành động này đánh dấu quá trình làm nhà gỗ chuẩn bị được bắt đầu.
- Sau công đoạn này thì tiếp đến là công đoạn bật mực trên sào. Đây cũng là một nghi thức bắt buộc trong quá trình làm lễ phạt mộc. Sào tre được ví như bản vẽ thu nhỏ của công trình. Cây sào được ngâm tẩm kỹ lưỡng để tăng tuổi thọ và không bị mối mọt ẩm mốc.
- Trên sào thể hiện những thông số kỹ thuật của ngôi nhà. Để trong quá trình sử dụng nhà gỗ có gì hỏng hóc sẽ mang sào tre xuống để sửa chữa lại. Bên cạnh đó trên sào còn được chủ nhà ghi và ký tên lên. Để có thể biết chính xác ai là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ.
Vừa xong chúng tôi đã giới thiệu về một nghi lễ phạt mộc vô cùng quan trọng. Chúng ta nên hiểu về nghi lễ này để giúp cho quá trình làm nhà gỗ được diễn ra thuận lợi. Hơn nữa còn là để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại.