Không gian thờ cúng trong gia đình của người Việt luôn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần. Đó là nơi linh thiêng và thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với những người đi trước, tổ tiên của mình. Vì là nơi quan trọng nên cần tuân thủ những quy tắc cơ bản. Tất cả sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây.
Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt là gì?
Là một trong những truyền thống có từ lâu đời tín ngưỡng thờ cúng được người Việt tôn thờ. Được xem như là thước đo phẩm chất, một cách thể hiện trọn chữ hiếu với ông bà tổ tiên. Dựa trên cơ sở tâm linh về linh hồn của những người đã khuất, tôn trọng cội nguồn. Đây chính là một loại tín ngưỡng dân gian được gìn giữ qua nhiều đời nay.
Do đó, hầu hết trong những ngôi nhà của người Việt đều có bàn thờ, án gian được đặt ở những nơi trang trọng. Vào những ngày rằm, lễ tết, ngày giỗ đều tổ chức cúng bái và họp mặt con cháu. Những ngày này con cháu sẽ tỏ lòng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.
Ý nghĩa tâm linh của không gian thờ cúng
- Người Việt cho rằng giữa những người đã khuất và những người còn sống đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Và họ luôn tin rằng người khuất vẫn còn hiện hữu và che chở cho con cháu của mình.
- Chính vì vậy lập những không gian thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn dân tộc. Đồng thời giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
- Có thể nói không gian thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa quan trọng trong văn hóa của người Việt. Giúp gìn giữ những lối sống tốt đẹp, coi trọng tình nghĩa, hướng thiện, nhớ về ông bà tổ tiên đã khuất, sống nhân văn hơn với cuộc đời.
Các quy tắc cơ bản khi thiết kế không gian thờ cúng
- Lựa chọn nơi cao ráo nhất, trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình để làm phòng thờ cúng. Bởi theo quan niệm dân gian thì không gian thờ cúng được đặt vị trí tốt sẽ mang lại nhiều may mắn về cả sức khỏe cho con cháu trong gia đình. Vậy nên hướng của phòng thờ cúng là nơi vô cùng quan trọng.
- Đối với không gian thờ, hệ thống án gian và bàn thờ phải có quy mô và hình thức cân đối tạo sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này. Kích thước của bàn thờ không nên quá to gây bí bách cho không gian, cũng không nên quá nhỏ để tránh bị lọt thỏm trong phòng.
- Các thiết kế tủ, bàn thờ nên được thiết kế đơn giản tránh gây cảm giác nặng nề. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm cho gia đình, mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc.
- Về màu sắc của không gian thờ cúng cho đến các vật dụng như: tủ thờ, án gian, lư hương…nên sử dụng các tông màu trầm, tối. Các chi tiết của phòng thờ nên bày trí đăng đối và hài hòa với nhau.
- Không gian thờ cúng cần được chăm sóc và lau dọn thường xuyên để nên sạch sẽ và thoáng mát nhất. Tránh vấy bẩn, không quan tâm làm cho không gian thờ cúng không được linh thiêng, ảnh hưởng đến vượng khí của ngôi nhà.
Trên đây là một số quy tắc trong không gian thờ cúng của người Việt. Hy vọng những thông tin này đã cung cấp cho quý vị những thông tin bổ ích nhất. Nhằm giữ gìn không gian thờ cúng, một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt.