Chạm khắc nhà gỗ từ lâu đã được coi là một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Các công trình kiến trúc nhà ở, đình chùa, từ đường không chỉ có kết cấu tốt. Mà còn có phần hoa văn chạm khắc nổi bật, bay bổng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại hình này từ những nội dung sau đây.
Vài nét về nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ
Chạm khắc nhà gỗ được xuất hiện từ lâu đời, với một lịch sử đa dạng và phong phú. Từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây trên 2500 năm. Trải qua rất nhiều giai đoạn, chạm khắc trên nhà gỗ đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt về hình tượng, những mẫu hoa văn cũng như phong cách.
Trong đó thì nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ được phát triển rực rỡ nhất ở thời Lý. Bằng chứng là rất nhiều cung điện, đình chùa trên cả nước với những dấu tích được chạm khắc tinh xảo ở thời kỳ này.
Một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam đó là có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, thích hợp với kỹ nghệ chế tác. Do đó những nghệ nhân đã lựa chọn đây là vật liệu chính. Họ đã biến những khối gỗ trở nên có hồn và chiều sâu. Từ đó dần hình thành nên bộ môn mang tính nghệ thuật cao.
Những cấu kiện được chạm khắc trong công trình nhà gỗ truyền thống
Các mẫu nhà truyền thống khác với những mẫu nhà hiện đại nhiều nhất ở các hoa văn chạm khắc. Từng cấu kiện sẽ có những hoa văn riêng, phù hợp và thể hiện những giá trị cốt lõi khác nhau. Trong công trình nhà gỗ cổ truyền nghệ thuật chạm khắc được thực hiện trên rất nhiều bề mặt như: câu đầu, kẻ hiên, xà nách, con rường, con lợn, bẩy, vì nóc, kèo…Những khoảng trống trên cánh cửa bức bàn. Thậm chí là những đồ dùng nội thất của nhà gỗ như: án gian, trường kỷ, sập gụ, tủ chè, cửa võng…Toàn bộ đều được các nghệ nhân tận dụng để chạm khắc và bố trí những họa tiết nghệ thuật.
Trong đó thì xà kèo sẽ chạm khắc hoa lá, tứ linh, rồng, phượng. Cấu kiện đầu bẩy chạm khắc chữ thọ, kẻ hiên chạm lá đề. Cửa bức bàn có diện tích rộng là nơi thể hiện các bức tranh tứ quý, hoa sen. Nghệ thuật chạm khắc góp phần tăng tính tôn nghiệm cho các công trình nhà gỗ.
Các hoa văn được chạm khắc phổ biến trên nếp nhà gỗ
Nếu chúng ta thường lui tới những nơi linh thiêng như: đình chùa, miếu phủ, nhà từ đường…Thì sẽ dễ dàng bắt gặp những đường nét chạm khắc với nhiều lớp rêu phong. Trong đó những mẫu hoa văn chủ đạo sẽ thường được phân chia như sau:
-
Chạm khắc các con giống
Hình tượng những con rồng, con phượng, tứ linh được đưa vào nếp nhà gỗ truyền thống. Đây cũng là niềm cảm hứng bất tận của nhiều nghệ nhân trong nghệ thuật đục chạm. Trong đó mỗi hình tượng lại có một giá trị riêng biệt.
Con rồng có lẽ là hình tượng được chạm khắc nhiều nhất trên nếp nhà gỗ truyền thống. Đây là hình tượng gắn với vương quyền và biểu thị cho sức mạnh. Còn chim phượng là biểu thị cho âm dương hài hòa. Nhắc đến kỳ lân là biểu thị cho lòng trung thành, nhân từ, thông thái và tài lộc. Bên cạnh đó thì hình tượng rùa lại biểu tượng cho sức sống bền bỉ và sự trường tồn.
-
Chạm khắc các mẫu hoa văn
Trên nhà gỗ cổ truyền thì hoa văn được thể hiện trên các sản phẩm như: ban thờ, cuốn thư, cửa võng…Ngoài ra còn có xà, khung lá hạ diệp, con rường.
Những mẫu hoa văn có thể là hình vuông, tròn, xoắn, uốn lượn, lật…Đây là những họa tiết tuy bé, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Phải tính toán sao cho khớp và phù hợp với góc nhìn. Sản phẩm khi ra đời phải có hồn không bị lồi lõm, đứt gãy các đường nét.
-
Chạm khắc các bức tranh phong cảnh
Trong các công trình tâm linh, nhà ở truyền thống sẽ bắt gặp rất nhiều các bức tranh phong cảnh. Những cảnh đẹp được khắc trên nếp nhà gỗ thường là hoa lá, cây cối, chim muông, non nước…
Phổ biến nhất trong chạm khắc phong cảnh là bộ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai. Bên cạnh đó, còn có đào lê thủ lựu, hoa sen…Các bức tranh này đều được đục chạm bởi những nghệ nhân có tay nghề, hiểu biết về phong thủy.
Nội dung của bài viết trên cho chúng ta hiểu được phần nào về nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ. Vì vậy mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa giá trị nghệ thuật này trong những nếp nhà gỗ. Đây sẽ là những giá trị được trường tồn theo thời gian.