Điểm nổi bật phân biệt giữa các mẫu nhà gỗ cổ truyền đó chính là những hoa văn của nhà gỗ. Mỗi một nếp nhà lại có những kiểu hoa văn đặc biệt, giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Vậy ở nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ sẽ có những hoa văn gì, xin mời cùng chú ý theo dõi nội dung sau.
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là gì?
Là công trình để lại nhiều giá trị văn hóa cho người Việt. Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ xuất hiện từ lâu đời, là đặc trưng cho nét đẹp lao động, sự giản dị và mộc mạc của người dân thôn quê. Căn nhà được phân loại theo chức năng ví dụ như: nhà gỗ được xây dựng với mục đích để ở, nhà thờ họ dòng tộc, nhà thờ họ tư gia, từ đường…Ngoài ra, những căn nhà gỗ truyền thống này được chia thành các gian chái, hầu như là số lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian…
Lấy nguyên liệu từ tự nhiên là gỗ, một chất liệu cao cấp và có độ bền bỉ theo năm tháng. Kết cấu của ngôi nhà cũng đơn giản, nhưng tạo được sự gắn kết nhất định. Bên cạnh đó mẫu nhà này còn nổi bật ở những tiểu cảnh như: vườn cây rộng, sân lớn, ao cá. Toàn bộ giúp căn nhà trở thành một khung cảnh đậm chất làng quê Bắc Bộ.
Các mẫu hoa văn của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Có lẽ điểm độc đáo của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là những mẫu hoa văn hết sức nổi bật được chạm khắc thủ công bằng tay. Và sau đây sẽ là những mẫu hoa văn điển hình có mặt trên các cấu kiện nhà gỗ.
-
Những bức tranh tứ quý
Bức tranh tứ quý là hoa văn có nhiều trong các nếp nhà gỗ cổ truyền. Các bức “ tùng – cúc – trúc – mai”, “đào – lê – thủ – lựu”. Đây là những mẫu hoa văn với nhiều họa tiết, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo mới thổi được cái hồn của bức tranh. Ý nghĩa của những họa tiết này là đại diện cho 4 mùa trong năm. Các mùa đều là sự mới mẻ, tươi trẻ và sức sống tràn ngập. Những hoa văn này xuất hiện nhiều trên các cấu kiện của cửa bức bàn nhà gỗ, tường hậu.
-
Các họa tiết con giống
Các con giống được chạm hóa trên nhà gỗ Bắc Bộ là hình ảnh hết sức phổ biến. Những mẫu hoa văn hình rồng, phượng được chạm hóa trên các kẻ hiên, đầu kỳ lân trên các án gian nhà gỗ. Đây là các họa tiết phải được chạm khắc rất khéo léo, với nhiều đường nét uyển chuyển. Ý nghĩa của các họa tiết là một ước mơ và khát khao về cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
-
Các loại lá
Lá lật, lá vĩ long, lá sen là những hoa văn thường thấy ở những kẻ hiên, con rường nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Các loại lá này tuy đục chạm không hề khó nhưng cần sự khéo léo với những đường đục chạm nâu sâu. Lá là đại diện cho sức sống mãnh liệt, sự trường tồn.
-
Những hình khối
Hình khối là các hoa văn giúp cho vẻ đẹp các bức tranh được hoàn thiện hơn. Tuy khá nhỏ bé nhưng lại không thể thiếu ở nhà gỗ cổ truyền. Mục đích là giúp cho những bức tranh và các cấu kiện thêm phần ấn tượng hơn.
Quy trình chạm khắc hoa văn của nhà gỗ
- Bước 1: Vẽ phác thảo hoa văn trên gỗ
- Bước 2: Chạm khắc thô
- Bước 3: Chạm khắc kỹ các đường nét
- Bước 4: Đánh giấy ráp và sơn bóng để hoàn thiện
Những yêu cầu cần thiết đối với người thợ chạm
Để có một người thợ chạm, một nghệ nhân cứng tay nghề, sẽ đòi hỏi phải có những yêu cầu cần thiết như:
- Người thợ chạm phải được học nghề, nắm chắc được bí quyết để tạo ra một sản phẩm đẹp và hoàn chỉnh. Muốn vậy thì trước đó người thợ chạm sẽ trải qua quá trình dài học và thử việc.
- Nhớ kỹ các họa tiết, hoa văn, cách chạm khắc, các loại đục thích hợp với từng kiểu chạm. Để từ đó có thể phối hợp tốt nhất kỹ năng đục chạm lên từng khối gỗ.
- Tích lũy kinh nghiệm từ việc đục chạm thực tế, luôn không ngừng học hỏi những người thợ cả có kinh nghiệm đi trước.
Như vậy trên đây là những mẫu hoa văn được đục chạm trên mẫu nhà gỗ cổ truyền. Từng hoa văn đều có những ý nghĩa riêng biệt, cầu mong về những điều tốt đẹp, thể hiện nền văn hóa cổ truyền. Các mẫu hoa văn còn giáo dục thế hệ con cháu sau này nhớ ơn về những giá trị văn hóa tốt đẹp.