Chim – thú, tứ linh, tứ quý…đều là những mô típ trang trí kiến trúc nhà gỗ cổ truyền phổ biến và trở thành điểm đặc trưng của những ngôi nhà này. Những hoa văn trang trí này, không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, mà chúng còn chứa đựng trong đó những ước vọng, cầu mong của con người về cuộc sống. Cùng tìm hiểu về những ý nghĩa ẩn sau những họa tiết, tranh trang trí phổ biến trong nếp nhà cổ truyền trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Các hoa văn ý nghĩa trong nhà gỗ cổ truyền
Các mô típ trang trí đặc trưng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền
Nền kiến trúc cổ truyền Việt Nam đặc trưng bởi hệ thống hoa văn trang trí đặc sắc và giàu ý nghĩa với nhiều mô típ trang trí quen thuộc và phổ biến như:
-
Mô típ trang trí chim – thú trong kiến trúc nhà gỗ
Phỏng theo những con vật gắn bó với đời sống sinh hoạt của con người, những mẫu hoa văn trang trí chim – thú xuất hiện rất nhiều trong ngôi nhà gỗ. Không chỉ qua những bức tranh trang trí trên tường, mà còn qua những hoa văn đục chạm trên cấu kiện. Mỗi con vật, lại thể hiện dưới một hình dáng riêng, một ý nghĩa riêng.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh con chim trong dáng vẻ chuyền cành trên những cấu kiện thờ, tượng trưng cho sự tươi vui. Hay những chú hạc bước đi thư thái trên hoa văn đục chạm của bức nách. Ngoài ra còn có những con thú như: voi, đầu nghé, tuần lộc… đục chạm trên cấu kiện nhà gỗ hoặc những bức tranh gia chủ sử dụng trang trí trong nhà.
-
Mô típ trang trí với bộ tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai)
Bốn loại cây tùng, cúc, trúc, mai là biểu tượng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là mô típ trang trí phổ biến trong văn hóa phương Đông. Và mỗi loại cây lại tượng trưng cho một tính cách khác nhau thể hiện các đức tính tốt đẹp mà con người luôn hướng đến như:
Cây tùng tượng trưng cho sự kiên cường, loài cúc tượng trưng cho sự hiếu thảo, cây trúc thân thẳng tượng trưng cho tính cách bộc trực của người quân tử, cành mai thanh mai biểu hiện cho sự thanh cao. Mẫu hoa văn này phổ biến trên pano cửa bức bàn, hoa văn đục chạm trên kẻ hiên, hoặc những bức tranh trổ trên vách thuận nhà gỗ cổ truyền.
-
Mô típ trang trí tứ linh trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền
Tứ linh bao gồm 4 loài linh thiêng: Long – Lân – Quy – Phượng là biểu tượng có sức mạnh và sự quyền quý xuất hiện vô cùng phổ biến trong kiến trúc cung đình, chùa chiền và nhiều kiến trúc nhà dân. Trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền, hoa văn này thường thấy phổ biến nhất trong bộ nội thất đồ thờ.
Như hình ảnh “lưỡng long chầu châu” trên cửa võng, con rùa trong bộ tam sự, chim phượng trong những họa tiết vẽ trên gốm của lọ lục bình…
-
Mô típ trang trí với cây cối (lá vĩ long, hoa sen…)
Thực vật là những chất liệu vốn phổ biến và gần gũi trong tự nhiên nay được đưa vào một cách đặc sắc qua những chi tiết trang trí trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Những mẫu hoa văn cây cối vừa gia tăng sự sinh động trong ngôi nhà gỗ cổ truyền, vừa thể hiện những nguyện ước của con người về cuộc sống.
Hoa văn cây cối, hoa lá thấy rất nhiều trong các cấu kiện nhà gỗ như: bông sen trên bẩy cò, cây chuối đục chạm trên bức nách, lá vĩ long trên con rường nhà gỗ…
Đặc trưng mô típ trang trí trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền
Những mô típ trang trí trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền có những đặc trưng quan trọng như:
- Hệ thống hoa văn trang trí lấy chất liệu từ chính đời sống của người dân: Mỗi nhành cây, ngọn cỏ, bông hoa, con thú… gắn bó với người con người, được tái hiện một cách chân thực trong thế thống hoa văn trang trí trong nhà.
- Hoa văn được lựa chọn có tính biểu tượng cao: Mỗi hoa văn trong nếp nhà gỗ cổ truyền đều mang trong mình những ý nghĩa khác nhau. Gửi gắm trong đó là những mong ước của con người về cuộc sống.
- Có sự phân cấp về hoa văn trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền: Sự phân cấp này được thể hiện ở chỗ, có những mẫu hoa văn chỉ dùng cho các công trình quan trọng, linh thiêng như cung điện, đền đài, chùa chiền… Không dùng để trang trí cho nhà dân.
Có thể thấy những mô típ trang trí trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền đã khẳng định một cách chắc chắn về tài năng và sự sáng tạo của người Việt xưa. Và tinh hoa truyền thống đó luôn được con cháu ý thức gìn giữ và phát huy truyền từ đời này qua đời khác. Biểu hiện rõ nhất là việc làm những ngôi nhà cổ truyền với hoa văn đục chạm tinh xảo đang nổi lên như một xu hướng trong vài năm trở lại đây.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp