Cửa bức bàn là loại cửa được cấu tạo như thế nào? Vì sao khi thi công những công trình nhà gỗ cổ truyền, các gia đình sẽ tìm hiểu và lựa chọn loại cửa này? Qúy vị nếu có cùng chung thắc mắc, hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây.
Video nhà gỗ 5 gian với họa tiết cửa bức bàn đẹp
Cửa bức bàn là gì?
Cửa bức bàn còn được biết đến với tên gọi khác là cửa bích bàn. Đây là một loại cửa gỗ độc đáo thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc truyền thống. Có thể thấy loại cửa truyền thống này xuất hiện ở nhiều nơi như: Những ngôi nhà ba gian, năm gia cổ truyền, ở những ngôi đình, chùa cổ kính, tại nhà thờ tổ …
Nhìn qua có thể thấy được, cửa bích bàn có cấu trúc không quá rườm rà phức tạp. Cửa bích bàn gồm có hai cột trụ lớn ở hai bên và phía chính giữa là một cánh cửa lớn. Cửa giúp cho ngôi nhà truyền thống thêm phần sang trọng, tinh tế. Ngoài ra, cửa còn được sử dụng để ngăn cách, phân chia không gian trong mỗi ngôi nhà.
Cửa có thiết kế phức tạp và đặc biệt. Mỗi bộ cửa bích bàn thường bao gồm nhiều cánh cửa và được lựa chọn theo số chẵn. Việc lựa chọn số cánh cửa sẽ phụ thuộc vào diện tích sử dụng và nhu cầu của mỗi gia đình. Các cánh cửa đều được liên kết với nhau bởi các cối quay, giúp cho việc thi công lắp đặt được dễ dàng.
Phân loại cửa bức bàn
Cửa bích bàn là một dạng cửa cổ, một trong những bộ phận không thể tách rời trong những thiết kế nhà gỗ cổ truyền từ xưa đến nay. Loại cửa này rất đặc biệt, từ thiết kế cho đến những chi tiết dù là nhỏ nhất. Cửa được phân thành hai loại chính là: Cửa bích bàn ghép Pano và cửa bích bàn thượng song hạ bản.
Cửa bức bàn ghép Pano
Cửa bích bàn ghép Pano là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại gỗ khác nhau là lá cổ và pano. Loại cửa cổ này bao gồm 3 khoảng nhỏ ở phần trên, phần giữa và phần dưới. Trong đó có một khoảng nhỏ có chứa lá cổ. Các khoảng trống còn lại chính là pano cửa.
Thông thường các mặt của pano sẽ được chạm khắc họa tiết vô cùng độc đáohoặc để trơn. Kết hợp với những họa tiết và nội ngoại thất trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền, tạo nên một tổng thể hoài cổ, truyền thống sang trọng.
Cửa bức bàn thượng song hạ bản
Mẫu cửa thượng song hạ bản là mẫu cửa gỗ truyền thống độc đáo với cấu tạo bởi hai phần hoàn toàn riêng biệt. Phía trên cửa được tạo hình chấn song. Phía dưới được làm từ bản gỗ đặc. Có thể bắt gặp hình ảnh cửa bích bàn kiểu thượng song hạ bản tại các ngôi đình, chùa, miếu thờ …
Mẫu cửa thượng song hạ bản này là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần trên và dưới. Phía trên hở, phía dưới là bản gỗ đặc. Tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hài hòa về hình thái và ý nghĩa. Cũng chính bởi sở hữu thiết kế độc đáo, mang phong cách riêng biệt mà mẫu cửa này luôn được nhiều người lựa chọn.
Cấu tạo của cửa bức bàn
Cửa bích bàn được làm ra một cách rất tỉ mỉ và công phu từ những chi tiết nhỏ nhất. Cấu tạo của cửa gồm 3 phần, cụ thể như sau:
- Cánh cửa: Tùy thuộc vào sở thích cũng như kiến trúc của ngôi nhà. Cửa thường được thiết kế số cánh theo số chẵn là 2, 4 hoặc 6 cánh. Tuy nhiên, số cánh cửa phổ biến, thường được lựa chọn là cửa 4 cánh.
- Cối quay: Với mẫu cửa bức bàn thì cối quay là một trong những phần không thể thiếu. Bởi cối quay sẽ đóng giữ vai trò rất quan trọng, giúp cho việc đóng mở và lắp đặt cửa được linh hoạt. Việc sử dụng cối quay không chỉ mang đến sự ổn định cho cửa mà còn giúp cho cửa kéo dài thời gian sử dụng.
- Khóa cửa: Những mẫu cửa bích bàn truyền thống sẽ sử dụng then cài. Tuy nhiên, ngày nay thường sử dụng bằng các loại khóa kim loại để đảm bảo cho việc bảo vệ tài sản đạt được hiệu quả cao nhất. Đây là một sự thay đổi hay cũng được coi là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại vô cùng hài hòa.
Hoa văn trạm khắc trên cửa bức bàn
Khi nói đến cửa bức bàn là người ta thường nghĩ tới các họa tiết, hoa văn tinh xảo được chạm khắc trên cửa. Việc sử dụng những họa tiết chạm khắc cổ xưa trên cửa tạo nên một vẻ đẹp vô cùng ý nghĩa và độc đáo. Dưới đây là một số hoa văn chạm khắc phổ biến có thể tham khảo.
Hoa văn Tùng – Cúc – Trúc – Mai
Tùng – Cúc – Trúc – Mai là một bộ tranh tứ quý với nhiều ý nghĩa sâu sắc và mang đến nét đặc trưng về bốn mùa trong năm. Mỗi bức tranh lại chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, trang nhã về cả hình thức và ý nghĩa.
Bức tranh cây tùng cho thấy được sức sống mãnh liệt. Bức tranh cây mai thể hiện được sự thịnh vượng. Bức tranh cây cúc cho thấy được vẻ đẹp tinh tế. Bức tranh cây trúc thể hiện được sự thanh tao, thuần khiết.
Hoa văn “Đào – Lê – Thủ – Lựu”
Mẫu cửa bức bàn với hoa văn Đào – Lê – Thủ – Lựu mang ý nghĩa về sự may mắn và sức khỏe. Trái đào, trái lê thể hiện sự phong phú, nảy nở sinh sôi dồi dào. Trái thủ, trái lựu chính là đại diện cho sự thành công, bền vững và sức mạnh. Cả bốn bức tranh khi đứng cạnh nhau sẽ thể hiện ý nghĩa sâu xa về sự hưng vượng, mang đến sự may mắn cho các gia đình.
Hoa văn hình hoa sen
Hoa sen là họa tiết mang ý nghĩa về sự tinh khiết và trong sáng. Hơn nữa hình ảnh hoa sen còn là hình ảnh văn hóa dân tộc của người dân Việt Nam. Mang đến ý nghĩa sâu sắc và sở hữu giá trị nghệ thuật văn hóa độc đáo. Những mẫu cửa bích bàn sử dụng họa tiết hoa sen có tính thẩm mỹ cao và sở hữu nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Ngoài những hoa văn phổ biến nêu trên, hiện nay còn có rất nhiều những họa tiết khác chứa đựng nhiều ý nghĩa mà quý vị có thể lựa chọn. Mang đến cho công trình thi công được thêm phần sang trọng, mang đậm nét cổ truyền.
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn quý vị đã có thêm nhiều thông tin về mẫu cửa bức bàn truyền thống. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc lựa chọn của quý vị trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Nếu quý vị muốn được biết thêm nhiều thông tin hơn nữa về mẫu cửa gỗ này hãy liên hệ với số hotline bên dưới. Những thắc mắc của quý vị sẽ nhanh chóng được giải đáp.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thông tin về nội thất nhà thờ