Khi nhìn vào mẫu mái chùa Việt thì chắc hẳn rất nhiều người ấn tượng ở phần mái với một kiến trúc đậm nét truyền thống. Thoạt nhìn rất nhiều người tưởng rằng rất đơn giản, nhưng nếu không nắm được kết cấu thì việc thi công sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế cho nên hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của kiến trúc mái chùa Việt.
Đặc điểm nổi bật của mẫu mái chùa Việt
Các mẫu mái chùa Việt truyền thống có thể chia thành các phần như: mái lớn, triền mái, góc mái, các mái đỡ, và diềm mái.
- Mái lớn: Chiếm chiều cao lớn ở công trình, thường sẽ là 2/3 của cả công trình. Mái chùa Việt được sải rộng ra bốn hướng, để tạo phần hiên lớn, giúp che mưa, che nắng tốt. Phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta.
- Triền mái: Có độ hếch nhẹ, thường thẳng và không cong. Với mục đích tạo sự thanh thoát từ bên ngoài nhìn vào.
- Hệ thống mái đỡ: Bao gồm hệ xà, dầm, kẻ, bẩy đỡ mái bằng gỗ. Tạo được hệ thống mái vững chắc, bởi vừa được chạm khắc tinh xảo, nhằm mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho thiết kế kiến trúc mái chùa của Việt Nam.
- Phần góc và diềm mái: Trong các ngôi chùa thường được làm cong và uốn ngược. Điều này thể hiện rõ hơn tại các ngôi chùa miền Bắc. Bên cạnh đó ở những phần góc mái được trang trí hoa văn, cá hóa rồng rất cầu kỳ và tinh tế. Còn ở diềm mái được đặc trưng bởi các liên kết của ngói âm dương mang lại khả năng thoát nước cho mái một cách tốt nhất.
Ngói sử dụng cho mái chùa
Đây chính là một nét đặc trưng mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao, tôn vinh được vẻ đẹp truyền thống. Đồng thời mang lại sự bền chắc theo thời gian. Loại ngói này đem lại cảm giác mát hơn vào mùa hạ và ấm áp hơn vào mùa đông.
Hiện nay những loại ngói sử dụng nhiều để lợp các đình chùa đó là ngói âm dương và ngói mũi hài.
- Ngói âm dương là một loại ngói có ý nghĩa phong thủy cho công trình sử dụng. Biểu hiện của sự hài hòa âm dương theo quan niệm của người Á Đông. Loại ngói này được lợp xen kẽ với nhau mà không phải sử dụng bất cứ một loại kết dính nào. Bên cạnh đó nó còn không gây bí bách và đọng nước. Vì thế cho nên được sử dụng rất phổ biến.
- Ngói mũi hài: Được sử dụng nhiều trong các công trình thời xưa, mang hình ảnh như cánh hoa sen. Một trong những biểu tượng của sự thanh cao, khí tiết cao quý đặc trưng của Việt. Ngói hài được sử dụng nhiều từ thế kỷ XIII- XIV cho đến ngày nay.
Các kiểu mái ngói phổ biến thường thấy ở Việt Nam
Những mẫu mái chùa ở Việt Nam thường được thiết kế theo dạng 4 mái hoặc 8 mái.
- Kiến trúc chùa 4 mái sẽ bao gồm 1 lớp mái làm thành 4 mặt, trong đó có 2 mặt chữ A tại 2 bên đầu hồi cùng một mái trước. Chùa 4 mái mang tính thẩm mỹ cao cân xứng và hài hòa. Sự thu hút nằm ở phần mái cong tại góc thể hiện đậm nét kiến trúc truyền thống và toát lên vẻ sang trọng và bề thế. Trong thời đại ngày này thì kiến trúc 4 mái vẫn được xem là khá ưa chuộng, bởi quy mô không cần quá lớn, tạo hiệu ứng thanh thoát mà vẫn đáp ứng được yếu tố tâm linh truyền thống.
- Mẫu mái chùa 8 mái hay còn được gọi là chồng diêm có 2 tầng với 2 lớp mái được chồng lên nhau. Kiến trúc mái này giúp cho tổng thể công trình trở nên thông thoáng. Với cấu tạo 2 tầng, và cột lớn. Từ đó ánh sáng được phân bố đồng đều hơn, tạo được chiều sâu và uy nghi cho mặt chùa. Dạng kiến trúc mái này thích hợp cho những công trình có quy mô lớn.
Các mẫu mái chùa ấn tượng và đẹp mắt
Như vậy chúng ta vừa theo dõi một số những đặc điểm nổi bật của mái chùa Việt Nam và những mẫu mái chùa ấn tượng. Có thể nhận định những ngôi chùa mang vẻ đẹp truyền thống chính là niềm tự hào lớn của dân tộc. Và tìm hiểu về kiến trúc mái chùa sẽ góp một phần vào việc bảo tồn và duy trì nền kiến trúc này.