Nhà gỗ truyền thống miền bắc là một kiểu nhà đặc trưng với phần kết cấu nổi bật. Được liên kết chặt chẽ với nhau từ hệ thống mộng. Vậy cụ thể kết cấu chính của ngôi nhà này ra sao sẽ được bật mí ở nội dung dưới đây.
Video về nhà gỗ lim 5 gian đại khoa
Nhà gỗ truyền thống miền bắc là gì?
Nếu như ở miền trung nổi bật với nhà rường Huế, thì miền bắc sẽ lại nổi bật với nếp nhà gỗ truyền thống miền bắc. Đây là mẫu nhà phân bố chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Với hình ảnh hiện lên của mái ngói rêu phong, gạch đỏ bát tràng, hàng cau thẳng đứng.
Trong những kiểu nhà gỗ thì thường có kết cấu được làm theo kiến trúc sau: nhà hai mái, 2 đầu bít đốc, nhà 4 mái có 2 đầu hồi có hai mái phụ, hình thức nhà 8 mái.

Kết cấu chính của ngôi nhà gỗ miền bắc
Một ngôi nhà gỗ cổ truyền miền bắc thường có kết cấu bởi 3 phần chính: hệ thống cột, kết cấu mái và những hoa văn chạm khắc.
- Cột nhà gỗ truyền thống bao gồm 3 loại cột chính đó là cột cái, cột quân và cột hiên. Trong đó cột cái với tác dụng chịu lực chính cho toàn bộ căn nhà, có kích thước to nhất. Cột quân thì có kích thước nhỏ hơn và được liên kết với cột cái bằng xà nách và quá giang. Cột hiên nhà gỗ có kích thước nhỏ nhất, được đặt ngoài hiên.
- Các loại xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà. Có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau tạo thêm một khung cứng. Trong đó các loại xà gồm: xà thượng, xà cái, xà trung, xà nách, xà tử hạ, xà hiên.
- Kẻ hiên và bẩy: Kẻ hiên là được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đưa ra phía bên ngoài. Bẩy là phần dầm đưa ra để đỡ cho phần mái phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu.
- Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì.
- Rui: Phần rui có kích thước khá mỏng, độ dài khoảng 10mm và chiều rộng 100mm. Trong nhiều trường hợp có phần rui đục chữ thọ thay cho phần ngói màn.
- Mè: là những thanh gỗ có độ dày mỏng hơn 10mm và bản rộng tùy vào các hoành nhà gỗ, được đè trên rui và có tác dụng liên kết và giữ rui.
- Ngói màn: được sử dụng nhiều trong các ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.
- Cái nóc: Hay còn có tên gọi khác là thượng lương phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Chạy dọc theo nhà và có kích thước to để được các phần giao giữa hai mái.
- Con lợn: Hay còn được gọi là rường bụng lợn ở phần trên cùng và trên đầu của cột trốn.
Ngoài ra, nhà gỗ còn có nhiều cấu kiện đi kèm khác như: đấu vòi, dép hoành, ván lá đề, con rường, trụ trốn, cột trốn, tàu mái, lá mái, ván dong, đầu dư, con triện và bờ nóc…
Như vậy vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kết cấu hoàn chỉnh của một căn nhà gỗ truyền thống miền bắc. Nhờ phần kết cấu này mà nhiều gia chủ lấy đây là sự lựa chọn đúng đắn và hoàn hảo. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong làm nhà cổ truyền.
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền