Nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ được xây dựng trên một không gian mạch lạc. Tính chuẩn xác của căn nhà này sẽ khiến cho quý vị không khỏi choáng ngợp. Vậy thì hãy cùng nhau khám phá kết cấu chính của ngôi nhà gỗ cổ truyền ở trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là nếp nhà gỗ luôn đề cao tính chân thực, giản dị và tính chừng mực trong sinh hoạt. Kiểu nhà này được kết cấu từ nhiều cấu kiện khác nhau như: hệ thống cột, xà, kẻ, hiên, bẩy, con rường, con lợn…
Về phong thủy ngôi nhà cổ truyền có hướng phong thủy tốt, hướng cửa đón vượng khí rộng, hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ. Các mẫu hoa văn được đục chạm trên nếp nhà gỗ đều được chạm khắc thủ công, mẫu hoa văn được chọn lọc. Nhờ vậy mà công việc làm ăn trở nên thuận lợi và hanh thông hơn.
Kiểu nhà truyền thống Bắc Bộ còn nổi tiếng với hình ảnh, giếng nước, cây đa và sân vườn rộng. Tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
Kết cấu chính của ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Một ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có phần kết cấu như sau:
Các loại cột
Cột nhà đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền. Trong nhà hệ thống cột được chia ra làm 4 loại: Cột con, cột cái, cột hậu và cột hiên. Từng loại cột sẽ có những chức năng riêng trong nhà gỗ cổ truyền. Trong đó cột cái đảm nhiệm việc nâng đỡ cho ngôi nhà gỗ truyền thống. Tiếp theo là cột con, cột hậu ở bên trong và cuối cùng cột hiên ở bên ngoài.
Các loại xà
Xà của nhà gỗ cổ truyền được chia làm hai loại là xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Nằm ở vị trí đỉnh cao của cột nhằm kết nối các cột với nhau. Tạo nên một bộ khung vững chắc cho nhà gỗ cổ truyền.
Hệ thống kẻ
Kẻ được làm theo phương của ngôi nhà, với vai trò liên kết với các hệ thống cột bằng các mộng. Các loại kẻ thường gặp ở nhà gỗ cổ truyền bao gồm: kẻ truyền, kẻ hiên, kẻ lợn. Mỗi loại kẻ lại có một chức năng nhất định, giúp gắn kết và nâng đỡ các cột với nhau.
Con rường
Là bộ phận hết sức quan trọng giúp nâng đỡ mái nhà. Con rường có dạng dầm gỗ hộp đỡ hoành mái và được xếp chồng lên nhau. Và chiều dài của con rường được thu ngắn lên trên cao nhằm phù hợp với chiều vát của mái nhà.
Con lợn
Đây là tên cấu kiện gắn với hình ảnh giản dị của thôn quê. Con lợn được đặt lên con rường bên dưới bằng hai đoạn cột ngắn được gọi là trụ trốn. Với tác dụng là đỡ xà nóc, được trang trí nhiều hoa văn nổi bật. Làm điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
Kết cấu mái nhà gỗ truyền thống
- Hoành: Với tác dụng đỡ phần mái, có chiều dài ngang theo chiều dài của ngôi nhà và được đặt vuông góc với khung nhà. Đây còn gọi là dầm chính của ngôi nhà gỗ cổ truyền.
- Rui: Được thiết kế theo chiều dốc của mái nhà và nằm trên hệ thống hoành. Đây còn gọi làm dầm phụ của ngôi nhà.
- Ngói mũi: Hầu như được chế tác từ đất nung, được đặt trên gạch màn, nhiều khi người ta sử dụng đất sét để đặt giữa gạch màn và ngói mũi.
- Gạch màn: Là loại gạch được đúc và nung bằng đất, với nhiệm vụ đỡ ngói và tạo được độ phẳng cho mái nhà. Với tác dụng chống thấm dột và tạo độ mát cho căn nhà gỗ cổ truyền.
Bên cạnh đó còn rất nhiều bộ phận không thể thiếu như: câu đầu, thượng lương, rường cụt…Toàn bộ những cấu kiện này sẽ có vai trò khác nhau. Giúp cho ngôi nhà được hoàn chỉnh và đúng theo lối cổ truyền Bắc Bộ.
Như vậy thông qua nội dung bài viết trên đây chúng ta đã hiểu phần nào về kết cấu chính của ngôi nhà cổ truyền. Bên cạnh đó một ngôi nhà gỗ hoàn chỉnh còn có sự phối hợp của bối cảnh xung quanh. Ngày nay nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ có nhiều sự thay đổi. Nhưng những giá trị cốt lõi của nhà gỗ vẫn được lưu giữ từ đời này qua đời khác.