Nét đẹp kiến trúc nhà cổ Việt Nam được thể hiện ở hệ thống cột kèo, mái ngói, chất liệu gỗ và hoa văn đục chạm tinh xảo. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đặc trưng về kiến trúc và ý nghĩa của nhà gỗ truyền thống trong bài viết sau.
Video nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói
Nét đặc trưng của kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Nhà gỗ cổ truyền là kiến trúc đặc trưng ở làng quê Bắc Bộ có từ hàng nghìn năm trước và được thiết kế đơn giản với đường nét chạm khắc tinh tế, cùng ý nghĩa sâu sắc. Các mẫu nhà gỗ truyền thống của người Việt thường được thiết kế với cấu trúc 3 gian 2 trái hay 5 gian 2 trái.
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam được thể hiện qua các chi tiết sau:
Mái nhà lợp ngói ta
Mái nhà gỗ kẻ truyền được thiết kế cách điệu nhưng không quá chi tiết và cầu kỳ. Về kết cấu triền mái sẽ thẳng hếch lên ở phần góc mái nên ngôi nhà sẽ thanh thoát hơn. Mái nhà gỗ thường được làm bằng loại ngói vảy rồng hoặc ngói mũi hài và có hình thức 2 mái, 4 mái chắc chắn, bền bỉ. Phần mái hiên nhà được đỡ bằng các bẩy hoặc kẻ.
Chất liệu gỗ tự nhiên
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam còn được thể hiện trong cách sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên với độ bền cao và khả năng chống mối mọt tốt. Các loại gỗ được sử dụng làm nhà gỗ gồm: gỗ lim, gỗ mít, gỗ gõ đỏ… Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính mà quý vị hãy cân nhắc lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp để làm nhà gỗ truyền thống.
Gỗ lim tali Nam Phi được nhiều gia chủ ưa chuộng khi làm nhà gỗ kẻ truyền với độ cứng tốt và tính chất cơ ổn định. Gỗ lim được chọn làm nhà gỗ có thân lớn được xẻ không ôm tâm có đường vân núi, vân mây và vân xoăn đẹp nổi bật. Cùng với màu nâu sang trọng sẽ giúp cho không gian nhà gỗ, đặc biệt là phòng thờ trở lên ấm cúng hơn.
Hệ thống cột kèo
Hệ thống cột kèo cũng là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam có công dụng chịu lực nén và nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà. Trong nhà gỗ kẻ truyền có 3 loại cột gồm:
- Cột cái: là cột to và quan trọng nhất được đặt ở hai đầu nhịp chính ở trong ngôi nhà.
- Cột con: có kích thước nhỏ hơn cột cái và được đặt ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính trong ngôi nhà.
- Cột hiên: là cột ở ngoài hiên được nối từ cột con ra ngoài hiên.
Ngoài ra, trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam còn có hệ thống vì được dựng và nối với nhau bằng xà ngang tạo thành hình dạng hộp. Khoảng không gian giữa hai vì của nhà gỗ là gian nhà.
Hoa văn đục chạm tinh xảo
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam còn được thể hiện qua đường nét hoa văn được đục chạm tinh xảo như: hình mây vờn, hình rồng, hoa văn tứ quý, lá lật, ngũ phúc lâm bồn hay hoạ tiết hoa lá. Hoa văn được chạm khắc thể hiện nét đẹp văn hoá Việt, ý nghĩa của gia chủ muốn hướng tới và sự tinh tế, khéo léo của người nghệ nhân.
Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền quý vị sẽ thấy hoa văn được đục chạm trên các cấu hiện như: cửa bức bàn, cánh cổng nhà gỗ, trên con rường, kẻ ngồi, bẩy cò… Đặc biệt là đồ nội thất ở gian thờ có hoa văn mai điểu với những đường nét đục chạm thanh thoát và mềm mại, thể hiện ý nghĩa về sự hồi sinh, mang tới những điều tốt lành đến với gia đình.
Ý nghĩa của kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam không chỉ là không gian sống yên bình, mà còn thể hiện được nét đẹp văn hoá Việt và tính thẩm mỹ. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu dưới đây:
- Không gian sống yên bình: Nhà gỗ cổ truyền có không gian sống hoài niệm, mộc mạc và gần gũi với người Việt xưa. Điều này được thể hiện trong cách sử dụng gam màu cam ấm cúng và đường nét cổ kính. Ngôi nhà được thiết kế ấm cúng là nơi để nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc.
- Thể hiện nét đẹp văn hoá Việt: Kiến trúc nhà cổ gắn liền với nét đẹp trong văn hoá và đời sống sinh hoạt của người Việt xưa. Nhà gỗ mang giá trị cổ xưa, có chút hoài niệm, dù trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử nhưng giá trị vẫn còn tồn tại và kế thừa phát huy.
- Kiến trúc có tính thẩm mỹ: Đường nét hoa văn được đục chạm trên các cấu kiện thể hiện nét đẹp và tính thẩm mỹ. Điều đó còn thể hiện được sự tài hoa và khéo léo của người thợ điêu khắc.
Xem thêm: Sức hấp dẫn vượt thời gian của nhà gỗ Việt Nam
Tìm hiểu nét đẹp trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam cũng là cách để quý vị hiểu rõ hơn về nhà gỗ kẻ truyền và lựa chọn được mẫu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu quý vị cần thiết kế nhà gỗ truyền thống, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm tư vấn cụ thể.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thông tin về nội thất nhà thờ