Trước khi tiến hành thi công nhà gỗ 3 gian sẽ tổ chức nghi lễ phạt mộc. Đây là nghi lễ quan trọng và được tổ chức rất linh thiêng nhằm cầu mong may mắn, thuận lợi cho việc lắp dựng nhà sắp tới. Mời quý vị cùng đến với bài viết dưới đây để biết thêm về nghi lễ này.
Video về lễ phạt mộc
Nghi lễ phạt mộc là gì?
Nghi lễ phạt mộc thường gắn với công việc thi công những căn nhà gỗ cổ truyền. Trước khi tiến hành lắp dựng những ngôi nhà cổ truyền bằng gỗ như: nhà 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường, chùa,…. đều phải tổ chức nghi lễ này. Đây là một tập tục rất lâu đời và vẫn còn lưu truyền rộng rãi cho đến tận ngày hôm nay.
Đối với người Việt, khi làm bất cứ việc gì quan trọng trong đời người như: cưới vợ, gả chồng, xây cất nhà cửa, đi làm ăn xa,… đều trình báo với thần linh. Chính vì vậy khi làm những mẫu nhà gỗ 3 gian phạt mộc là nghi lễ không thể bỏ qua được.
Ý nghĩa của lễ phạt mộc
Tầm quan trọng và không thể thiếu của lễ phạt mộc được thể hiện ở những ý nghĩa rất cần thiết của nó như:
Thứ nhất, tổ chức lễ phạt mộc nhằm cầu xin thần linh cho việc dựng nhà gỗ được yên ổn, “thuận buồm xuôi gió”. Bởi vì nhà ở cửa đối với nhiều người là công trình sinh sống của cả một đời người. Nên ai cũng mong muốn khi làm nhà sẽ gặp nhiều thuận lợi, tránh những rắc rối không cần thiết.
Thứ hai, lễ phạt mộc còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, quấy phá căn nhà ở. Nghi lễ là lời cầu mong của gia chủ đến với thần linh, cầu sự che chở của các đấng trên cho căn nhà tránh khỏi ma quỷ. Để việc sinh sống dưới mái nhà gỗ về sau này luôn yên lành, ấm êm.
Thứ ba, phạt mộc còn là nghi lễ cầu cho đội thợ được làm việc một cách thuận lợi, suôn sẻ, an toàn. Ngoài ra, đứng trước các vị thần, đội thợ sẽ có ý thức về công việc của mình. Phải làm việc nghiêm túc, cẩn thận, tận tâm nếu không sẽ bị thần linh quở trách.
Thứ tư, nghi lễ còn như một lời xin phép của đội thợ dựng nhà đối với những vị thần đang cai quản khu đất của gia chủ. Điều này thể hiện kính trọng của con người với thần linh. Và có kính trọng thì mới được che chở, phù hộ khi làm mẫu nhà gỗ 3 gian.
Chính vì nhiều tầng ý nghĩa quan trọng và cần thiết nên nghi lễ phạt mộc có sức sống bền bỉ và là một thủ tục bất di bất dịch trước khi làm những ngôi nhà gỗ cổ truyền.
Nghi lễ phạt mộc và những điều cần biết
Sau đây là những điều cần biết về nghi lễ quan trọng này.
Ai là người đứng lên tổ chức nghi lễ phạt mộc?
Để tổ chức một buổi lễ phạt mộc trang nghiêm, thành kính phải có sự xuất hiện đầy đủ của những người quan trọng nhất. Đó là gia chủ, chủ xưởng thi công mẫu nhà gỗ 3 gian, bác thợ cả và những người liên quan.
Ba người kể trên là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình làm những căn nhà gỗ. Họ cùng nhau tham dự một buổi lễ linh thiêng nhằm bày tỏ lòng thay kính của mình đối với thần linh.
Người đứng ra làm lễ chính là bác thợ cả. Đây là người được coi là có đủ quyền để đứng ra xin phép các vị thần linh về việc làm nhà.
Một số nghi lễ phạt mộc người đứng đầu làm lễ lại là cá thầy cúng. Thầy cúng được coi là người có mối liên hệ chặt chẽ giữa thần linh và con người.
>Xem thêm: 9 + mẫu thiết kế gian thờ đẹp và ấn tượng được nhiều gia đình ưa chuộng
Lễ phạt mộc diễn ra ở đâu?
Lễ phạt mộc sẽ được diễn ra tại xưởng gỗ. Đây là nơi chủ chốt tiến hành các công việc quan trọng trong quá trình làm nhà như: cắt xẻ gỗ, đục chạm,….
Tổ chức nghi lễ linh thiêng tại nơi này còn giúp cho chủ xưởng ý thức được công việc của mình. Luôn đề cao tinh thần, trách nghiệm trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền.
Không gian tiến hành làm lễ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, bày biện trang nghiêm và đủ rộng cho mọi người có không gian tham gia khi tiến hành lễ phạt mộc.
Ngày, giờ nào thì được tổ chức lễ phạt mộc?
Việc chọn ngày giờ để tổ chức lễ phạt mộc sẽ do gia chủ quyết định. Gia chủ sẽ xem xét những ngày giờ đẹp, phù hợp với cung mệnh của mình để tổ chức nghi lễ nói trên.
Chọn giờ đẹp, ngày tốt để tiến hành những nghi lễ quan trọng cũng là một trong những công việc quan trọng. Người xem ngày giờ tốt thường là các thầy sư, thầy cúng.
Mâm lễ phạt mộc gồm những gì?
Tùy vào quy mô của những buổi lễ phạt mộc, mâm cúng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên sau đây là những lễ vật không thể thiếu khi cúng phạt mộc. Đó là: trầu cau, xôi gà, hoa quả (tươi, sạch, không bị héo úa, dập nát), gạo, nước trắng, muối trắng, nến đốt,…
Mâm cúng được làm tươm tấp và chuẩn bị từ sớm bày ngay ngắn lên bàn cúng. Bố trí mâm cúng gọn gàng và có sự đối xứng để tạo vẻ đẹp cân đối.
Trình tự tiến hành nghi lễ phạt mộc
Sau khi mọi người đã có mặt đầy đủ, mâm cúng sửa soạn xong xuôi, ngày giờ đẹp cũng đã đến thì sẽ bắt đầu tiến hành nghi lễ phạt mộc.
Trước tiên, người chủ trì buổi lễ ở đây là bác thợ cả hoặc người thầy cúng sẽ đọc văn khấn. Đọc xong, bác thợ cả sẽ cầm cây rìu chặt ba nhát vào cây gỗ (cây được lựa làm cột cái của căn nhà) để làm phép.
Tiếp đó, bác thợ cả sẽ thực hiện tiếp hành động bật mực trên sào. Trong đó, sao là là một thanh tre nơi ghi lại toàn bộ thông số kỹ thuật của căn nhà. Tựa như một bản vẽ công trình thu nhỏ.
Sau khi tiến hành bật mực trên sào xong, gia chủ sẽ ký tên mình lên thanh sào. Đây như một chứng nhận về người chủ nhân đầu tiên của căn nhà gỗ.
Kết thúc nghi lễ, những người thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ để chuẩn bị cho công đoạn thi công về sau.
Vậy là trong bài viết ngày hôm nay quý vị đã có những thông tin chi tiết nhất về nghi lễ phạt mộc. Một trong những nghi lễ quan trọng trước khi làm nhà. Để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm gia chủ cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn như trên.
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền