Trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền, mái là một bộ phận không thể thiếu và cũng là điểm nhấn ấn tượng của khối công trình. Vậy quý vị đã biết mái nhà gỗ có kết cấu như thế nào và bao gồm những gì hay chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Lễ cất nóc nhà gỗ
Sơ lược về kết cấu nhà gỗ cổ truyền
Kết cấu nhà gỗ cổ truyền bao gồm rất nhiều các cấu kiện liên kết với nhau. Các cấu kiện này được làm hoàn toàn bằng thân cây gỗ tự nhiên được làm với những kích thước và hình dáng khác nhau. Mỗi cấu kiện dù là nhỏ nhất cũng một chức năng quan trọng làm nên một bộ khung vững chắc trong căn nhà cổ truyền.
Kết cấu nhà gỗ bao gồm những cấu kiện quan trọng sau: Hệ thống cột, hệ thống xà, hệ thống kẻ, hệ thống con rường, kết cấu mái,… Trong đó mái là phần có kết cấu rất đặc biệt và nhiều ý nghĩa với ngôi nhà.
Cấu kiện trong phần mái của ngôi nhà gỗ cổ truyền
Nằm trong hệ thống kết cấu nhà gỗ, các cấu kiện mái đóng góp một phần quan trọng tạo sự ổn định, kiên cố cho căn nhà. Ngoài ra, phần mái luôn được làm rất kỹ mục đích nhằm không cho nước mưa thấm ngược vào bên trong. Giảm thiểu nhiệt lượng của mặt trời, tạo sự mát mẻ cho căn nhà.
Kết cấu nhà gỗ phần mái bao gồm những cấu kiện sau:
Hoành trong hệ thống mái nhà
Trong kết cấu nhà gỗ tại vị trí mái nhà, hoành là phần nằm ngang theo chiều dọc của căn nhà gỗ cổ truyền. Hoành chính là dầm chính của căn nhà. Kích thước của hoành phụ thuộc vào kích thước gian lòng nhà. Kích thước gian lòng càng lớn thì kích thước hoành càng lớn. Gian lòng nhỏ thì kích thước hoành sẽ nhỏ lại.
Rui trong kết cấu nhà gỗ phần mái
Nếu như hoành là dầm chính của căn nhà thì rui sẽ là các dầm phụ của bộ mái nhà gỗ cổ truyền. Rui sẽ được đặt dọc theo chiều dốc của mái. Vị trí đặt này rui sẽ nằm vuông góc với hoành. Sau khi lắp dựng hoành, những người thợ sẽ tiến hành lắp dựng rui đặt gối lên hệ thống hoành.
Mè trong kết cấu phần mái
Mè hay còn được biết đến là các dầm phụ nhỏ đặt nằm vuông góc với rui. Theo đó mè sẽ đặt song song với hoành và nằm gối lên rui. Các mè sẽ được làm với khoảng cách nhỏ, đủ để có thể lợp được ngói lên trên.
Gạch màn trong kết cấu nhà gỗ phần mái nhà
Trước khi lợp ngói, những ngôi nhà gỗ cổ truyền sẽ lợp một lớp gạch màn phía bên trên. Gạch màn có tác dụng đỡ lấy viên ngói đồng thời tạo độ phẳng cho phần mái nhà. Bên cạnh đố, gạch màn còn giúp cho nước mưa không bị thấm vào bên trong và làm giảm nhiệt lượng mặt trời chiếu vào căn nhà.
Gạch màn sẽ được lợp trước tiếp lên trên lớp mè, trên gạch màn sẽ lợp ngói thủ công.
Ngói trong kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Ngói chính là bộ phận quan trọng của bộ mái nhà gỗ cổ truyền. Hiện nay trên thị trường có sử dụng đa dạng các loại ngói khác nhau từ ngói men, ngói Hạ Long, ngói công nghiệp, ngói truyền thống,… Nhưng được yêu thích nhất vẫn là ngói ta nung truyền thống.
Loại ngói này có màu sắc đẹp mắt, theo thời gian ngói sẽ mọc rêu xanh trên bề mặt tạo dáng vẻ cổ kính cho căn nhà gỗ truyền thống.
Một số bộ phận khác trong phần mái nhà
Bên cạnh những bộ phận cơ bản kể trên, bộ mái nhà còn có một số phần khác như:
- Bờ nóc, bờ chảy: Bờ nóc, bờ chảy của nhà gỗ cổ truyền sẽ được đắp xi măng. Tác dụng của cũng là giữ cố định cho phần mái và ngăn cho nước mưa ngấm vào bên trong khối công trình.
- Gạch hoa chanh: Gạch hoa chanh thường được đặt dưới bờ nóc của căn nhà có tác dụng trang trí tạo dáng vẻ mềm mại, cổ điển cho phần mái.
- Đấu lớn, đấu nhỏ: Đấu được làm trên phần mái là những trụ bê tông lớn nhỏ khác nhau có giá trị thẩm mỹ cao.
- Đại tự: Nằm chính giữa bờ nóc, đại tự là vật trang trí, thông thường trên ghi những hàng chữ cổ có ý nghĩa răn dạy lối sống cho con cháu.
Tìm hiểu về kết cấu nhà gỗ đặc biệt là kết cấu mái ta có thể thấy phần mái nhà gỗ nói riêng và tổng thể căn nhà nói chung là sự sắp xếp có khoa học và tính toán kỹ càng của người thợ làm nhà.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo: thêm những dự án nhà gỗ đẹp