Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng này được biểu hiện trong nhiều mặt như: hình dáng, kích thước, quy mô, kiến trúc mái,… Tất cả đã góp phần làm giàu và đẹp hơn vốn kiến trúc cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sau đây, để tìm hiểu kỹ hơn về kiến trúc nhà thờ họ, mời quý vị cùng đọc bài viết dưới đây.
Lễ cất nóc nhà thờ họ 3 gian có hậu cung
Khám phá kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam
Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam rất đa dạng điều đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh và sự phân chia khác nhau.
Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam theo bố cục
Bố cục của những công trình nhà thờ họ được thể hiện một rất phong phú với nhiều kiểu khác nhau. Những công trình này sẽ làm theo những chữ cổ như: nhất, nhị, công, đinh, quốc, nội công ngoại quốc,…
-
Bố cục kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam theo kiểu chữ Nhất
Theo đó, khối công trình sẽ trải dài trên dáng đất hình chữ nhật. Dọc theo chiều dài của căn nhà thờ họ chia thành các gian. Mỗi gian sẽ có nhiệm vụ và công năng riêng được bố trí theo nhu cầu của dòng họ và tập tục lễ nghi từng địa phương.
-
Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam theo kiểu chữ Đinh
Với kiểu chữ Đinh này, phần chính giữa của công trình sẽ làm thò ra phía sau một khoảng rộng. Phần này còn được gọi là hậu cung. Trong căn nhà thờ họ, đây chính là nơi đặt bàn thờ tổ.
-
Nhà thờ họ xây theo kiểu chữ Công
Kiểu chữ công sẽ bao gồm phần chính điện và bái đường xây song song với nhau. Giữa hai khối nhà này sẽ nối nhau bằng nhà thiêu hương tại vị trí chính giữa. Kiểu nhà thờ này hiện nay vẫn còn xuất hiện tuy nhiên không phổ biến bằng hai kiểu trên.
Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam theo thiết kế mái
Phần mái là nơi gây ấn tượng và dễ nhận dạng nhất đối với các công trình kiến trúc. Nếu chia kiến trúc nhà gỗ Việt Nam theo mái thì ta có những kiểu sau:
- Mái đầu hồi bít đốc (2 mái dốc): Kiểu mái này không chỉ phổ biến trong các công trình nhà thờ họ mà còn rất phổ biến trong gia đình Việt. Độ dốc của mái được tính toán kỹ càng thường rơi vào 68%. Mái lợp ngói chính là đặc trưng nổi bật của công trình cổ.
- Nhà thờ họ 4 mái: Kiểu mái này mang đến sự thanh thoát và đặc sắc cho khối công trình. Mái được làm hướng ra 4 phía thể hiện sự cân bằng tứ phương. Nhiều công trình còn vuốt cho phần đầu đao hếch lên phía trên mang đến dáng vẻ thanh tao, thoát tục.
- Nhà thờ họ 8 mái: Những công trình nhà thờ họ được làm theo kiểu 8 mái thể hiện sự quy mô và đồ sộ. 8 mái này chính là 4 mái chồng lên nhau. Một tên gọi khác của 8 mái là 4 mái chồng diêm.
>Xem thêm: Kết cấu nhà gỗ phần mái như thế nào? Bao gồm những gì?
Ý nghĩa của căn nhà thờ họ trong đời sống người Việt
Những công trình, kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa đối với nhân dân ta và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, điều đó được biểu hiện qua:
- Các công trình, kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam tạo ra không gian để mọi người thực hành nghi lễ thờ tự tổ tiên. Những nghi lễ thờ tự đối với người Việt vô cùng quan trọng. Nhân dân ta coi đó là cách kết nối giữa con cháu với tổ tiên, giữa người còn sống và người đã qua đời.
- Không gian của những căn nhà thờ họ còn là nơi để con cháu đến và báo cáo, trình bày những việc quan trọng. Ví dụ như báo cáo với tổ tiên về việc cưới gả, nhận họ, xây cất các công trình quan trọng trong dòng tộc,…
- Ngoài báo cáo những việc quan trọng, nhà thờ họ còn là nơi con cháu đến để cầu tự, xin bình an, may mắn trong những chuyến đi xa, thi cử, làm ăn,…
- Nhà thờ họ được tổ chức thành một không gian sinh hoạt chung rất rộng rãi. Nơi đây chính là chốn tụ tập, họp hành bàn chuyện trong họ. Những công việc lớn liên quan đến cả dòng họ sẽ được bàn bạc tại đây để lấy ý kiến của mọi người và để thống nhất.
- Công trình kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam còn được coi là một bảo tàng nơi lưu trữ các văn tự cổ, gia phả, chức sắc, tước vị vua ban,…. Những vật này giúp cho con cháu hiểu và tự hào hơn về gia tộc, dòng họ của mình.
- Chốn không gian linh thiêng là nơi con cháu tụ tập, quây quần và sum vầy mỗi khi có dịp. Không gian chính là nơi liên kết, làm gắn bó thêm tình thân trong mỗi người.
Đi vào tìm hiểu kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ta thấy được sự đa dạng của công trình linh thiêng này. Bài viết trên đây mới chỉ nói đến một vài kiểu kiến trúc nổi bật chưa thể nào khái quát được hết cái phong phú, đa dạng của loại hình kiến trúc tâm linh độc đáo này.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp